Trong quá trình sử dụng máy in sẽ không tránh khỏi một số trục trặc khiến cho việc in tài liệu trở nên khó khăn. Một trong những lỗi đó là máy tính không nhận máy in, việc này ảnh hưởng đến quá trình in ấn tài liệu cho công việc hay học hành. Vậy cách sửa lỗi khi gặp vấn đề này là gì? Cùng Thumuamucin theo dõi các cách xử lý đơn giản trong bài viết dưới đây.
1. Những lỗi thường gặp khiến cho máy in không hoạt động
Máy in không hoạt động là do lỗi của rất nhiều vấn đề, dưới đây là một số lỗi mà bạn có thể gặp:
- Dây cáp kết nối có vấn đề: bạn hãy kiểm tra lại dây cáp kết nối máy tính với máy in có bị cắm lỏng không, đã chắc chưa hoặc bạn có thể rút dây ra rồi cắm vào lại,…
- Lỗi do chưa bật nguồn máy in lên: lỗi này khá đơn giản, có thể vì bạn quên bật nguồn nên máy in mới không hoạt động được. Vậy nên trước khi sử dụng bạn cần kiểm tra lại nút nguồn của máy in để đảm bảo việc in ấn diễn ra thuận lợi.
- Vấn đề do phần cứng hoặc hộp mực: Nếu đã thử kiểm tra hết những nguyên nhân trên nhưng máy in vẫn không hoạt động, đèn báo vẫn bình thường sau khi nhấn lệnh in thì có khả năng là lỗi liên quan đến phần cứng hoặc hộp mực.
>>> Hướng dẫn cách xử lý trường hợp khi máy in bị kẹt giấy
2. Cách sửa lỗi máy tính không nhận máy in
2.1. Kiểm tra kỹ lại cáp nối và cổng USB
Nguyên nhân làm cho máy tính không nhận máy in có thể là do đầu cắm USB hoặc dây cáp đã bị gãy, hở mạch, bị hỏng, rỉ sét hoặc bám bụi bẩn ở hai đầu cổng kết nối, khiến cho máy tính không kết nối được với máy in qua cổng USB.
Để khắc phục, đầu tiên bạn cần kiểm tra lại tình trạng của hai đầu nối dây cáp USB. Sau đó kiểm tra các cổng nối máy tính với máy in có ổn định không. Nếu thấy dấu hiệu bị hỏng và không thể sửa chữa được thì hãy thay dây cáp mới.
2.2. Cài đặt lại driver USB
Để khắc phục được lỗi máy tính không kết nối với máy in, bạn có thể cài lại driver USB thông qua các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn nhập từ khóa “Device Manager” trong khung tìm kiếm của Windows và nhấn phím Enter.
- Bước 2: Trong hộp thoại Device Manager, bạn chọn mục Universal Serial Bus Controllers
- Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấp phải chuột vào các phần có tên USB, nhấn chọn Uninstall để tiến hành gỡ bỏ.
- Bước 4: Sau đó gỡ bỏ driver USB cũ và tiến hành tải phần mềm Drivereasy và cài đặt.
2.3. Cài lại driver máy in
Nếu bạn đã thực hiện cài driver USB trên máy tính nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng lỗi kết nối thì bạn có thể tiến hành cài lại driver máy in với những bước đơn giản sau:
- Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập cụm từ “printmanager.msc” trong ô tìm kiếm rồi nhấn nút OK.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn vào mục All Drivers, nhấp phải chuột > vào tên driver máy in > chọn Delete (xóa).
- Bước 3: Sau đó bạn tiến hành cài đặt lại driver máy in mới bằng cách: lên trang chủ của nhà sản xuất máy in đó để tìm phiên bản driver máy in của bạn. Sau đó, bạn thực hiện cài đặt theo hướng dẫn trên web là được.
>>> Hướng dẫn chi tiết cách in giấy A5 nhanh chóng, dễ dàng nhất
2.4. Cài đặt lại service Print Spooler
Print Spooler là một phần mềm quan trọng để máy tính Windows có thể in ấn. Lỗi trên Print Spooler cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho máy tính không thể kết nối được với máy in qua cổng USB. Để xử lý tình trạng này, bạn hãy cài đặt lại Print Spooler bằng các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó nhập vào “services.msc” trong ô tìm kiếm và nhấn nút OK.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn vào mục Name > chọn Print Spooler.
- Bước 3: Bạn nhấn chọn Stop trong mục Service status
- Bước 4: Cuối cùng, bạn nhấp chọn nút Start rồi chọn OK để hoàn tất cài đặt.
2.5. Vệ sinh lại những vị trí kết nối giữa mainboard với card mở rộng
Khi sử dụng một thời gian, bụi bẩn sẽ bám vào những vị trí kết nối giữa mainboard với card mở rộng và RAM bên trong, khiến cho máy tính không kết nối được với máy in. Vì nên, nếu gặp tình trạng này bạn có thể khắc phục bằng cách vệ sinh sạch sẽ mainboard và card mở rộng, rồi kết nối lại xem máy in có hoạt động được không.
Thu Mua Mực In Cũ hy vọng với những kiến thức mà bài viết trên chia sẻ sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng khắc phục được lỗi máy tính không nhận máy in một cách dễ dàng, để cho công việc vẫn được thực hiện suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất.