Bạn đang muốn sử dụng máy in nhưng nó bỗng nhiên hiển thị offline và không thể in được. Mặc dù đây không phải lỗi quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này sẽ tái diễn thường xuyên và làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Vậy làm cách nào để xử lý lỗi máy in hiển thị offline hiệu quả? Cùng Thumuamucin khám phá qua bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân dẫn đến máy in bị offline?
Máy in hiện lên dòng chữ “Printer is offline” khi bạn bắt đầu in tài liệu. Khi máy không in được sẽ làm gián đoạn công việc, học tập của bạn. Đây không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng, là lỗi thường bắt gặp ở máy in, bởi một số nguyên nhân sau đây:
– Driver của máy in và máy tính được cài đặt không tương thích, dẫn đến việc không thể liên kết giữa máy in với máy tính và gây ra lỗi máy in bị offline. Khi mua máy in và trước khi dùng, bạn nên kiểm tra Driver xem liệu có phù hợp với loại máy in này hay không. Hoặc nếu bạn sử dụng máy in và máy thường xuyên xảy ra tình trạng này thì có thể cân nhắc đến việc Driver máy đã cũ, và cần được nâng cấp để phù hợp.
– Có thể máy in bị offline là do lỗi kết nối giữa máy in và dây cáp USB. Hoặc nếu bạn đang sử dụng máy in được liên kết với máy tính bởi wifi hoặc một máy trung gian thứ ba thì cũng cần đảm bảo sự kết nối giữa chúng được liền mạch và ổn định. Sự gián đoạn ở quá trình kết nối các thiết bị cũng sẽ khiến máy in bị offline.
– Trong khi sử dụng máy tính, người dùng có thể dính phải virus từ các trang web hay tập tin độc hại. Việc xâm nhập trái phép này sẽ gây ra lỗi cho thiết bị máy in lẫn máy tính, và hiện tượng offline là một trong số đó.
– Máy tính và máy in hoạt động quá tải khiến việc xử lý không kịp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thông báo offline của máy in; Đôi khi là bạn đã lỡ nhấn chế độ offline của máy in, điều này sẽ khiến máy thông báo office, không hoạt động.
Xem thêm các bài viết liên quan đến cách khác phục máy in khác:
- Hướng dẫn cách chỉnh độ đậm nhạt của máy in canon 2900
- Nguyên nhân file Word không in được và cách khắc phục đơn giản nhất
II. Cách sửa lỗi máy in offline
1. Kiểm tra các kết nối và cáp USB
Trước khi kiểm tra và bắt đầu các cách sửa lỗi trên máy tính bạn nên kiểm tra xem liệu rằng tín hiệu đèn thông báo trên máy in có nhấp nháy hay không, đảm bảo máy in vẫn hoạt động được.
Nếu bạn đang dùng máy in vật lý thì nên xem rằng có phải vấn đề bắt nguồn từ cáp USB không. Hãy xem thật kĩ USB, cáp kết nối giữa máy tính và máy in vẫn hoạt động bình thường, không bị đứt đoạn, rét rỉ hoặc bụi bẩn bám vào đầu cắm hoặc lỗ cắm.
Cáp USB đôi khi có thể bị hỏng ở bên trong do sử dụng quá lâu. Ở trường hợp này bạn có thể thử lấy một dây USB khác rồi kết nối, nếu máy in vẫn hoạt động được tức là USB của bạn đã hỏng, cần phải thay mới.
Nếu bạn đang sử dụng máy in hoạt động nhờ kết nối không dây, bạn hãy đảm bảo rằng đường truyền kết nối Wifi đến máy vẫn đang hoạt động bình thường, không xảy ra tín hiệu yếu hoặc bị ngắt mạng, lỗi mạng.
2. Cài đặt lại driver máy in
Trong trường hợp là driver đã cũ không còn tương thích nữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và gây nên lỗi máy in bị offline. Hay đối với máy in mới mua về, việc cài đặt sai driver cũng sẽ gây ra lỗi này.
Việc cài đặt lại Driver bạn cần phải lên trang web của hãng máy để tải driver mới về, chú ý là tải bản phù hợp với hệ điều hành máy tính, giúp quá trình cài đặt được hiệu quả. Sau khi đã tải, bạn thực hiện thao tác:
– Bước 1: Vào cửa sổ Device Manager bằng cách tìm kiếm trên thanh taskbar
– Bước 2: Tại cửa sổ này, tìm kiếm và chọn phần Printers
– Bước 3: Chọn phần driver máy in của bạn và nhấn chuột phải -> tiếp tục chọn Update Driver
– Bước 4: Nếu đã tải bản cài đặt mới phù hợp trước đó thì ở cửa sổ mới hiện lên, bạn nhấn chọn dòng Browse my computer for drivers.
– Bước 5: Chọn driver đã tải và cài đặt, kiểm tra lại sau cài đặt
3. Khởi động lại Print Spooler
– Bước 1: Mở Run bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R
– Bước 2: Nhập lệnh “services.msc” và bắt đầu khởi chạy lệnh
– Bước 3: Ở cửa sổ Services, hãy tìm và click chuột phải vào mục Print Spooler
– Bước 4: Chọn lệnh Restart
4. Tắt chế độ offline của máy in
– Bước 1: Ở thanh taskbar, nhập Printers & Scanners và nhấn chọn
– Bước 2: Nhấn vào phần máy in đang bị lỗi office -> chọn Open queue
Bước 3: Cửa sổ mới xuất hiện, tại đây ở góc trái hãy chọn Printer
Bước 4: Nếu khi thấy dòng Use Printer Offline có đánh dấu, hãy kích bỏ đi
Bước 5: Kiểm tra lại thay đổi.
5. Khởi động máy tính và máy in
Trong quá trình sử dụng đôi khi sẽ có vài lỗi như xung đột phần mềm và tác động đến chức năng in ấn của nó. Ở tình huống này, hãy thử khởi động lại máy tính lẫn máy in và check xem còn lỗi office máy in không.
6. Diệt virus cho máy tính
Nếu như máy tính dính virus cũng gây ảnh hưởng đến phần mềm vô cùng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Việc xử lý “đám virus” gây hại cũng là nguyên do gây ra lỗi khiến máy in bị offline. Bạn hãy sử dụng phần mềm đã cài đặt sẵn trong máy tính. Hoặc cũng tham khảo các phần mềm diệt virus chất lượng, được đề xuất cao trên Google.
Máy in bị lỗi offline sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của người sử dụng. Khi thời gian gấp rút bạn không thể mang máy đi kiểm tra ngay được, hãy tham khảo các cách xử lý mà Thumuamucin.vn mang lại. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi.